HỌC THIẾT KẾ TRANG SỨC

Hành trang trở thành NTK trang sức chuyên nghiệp

Học thiết kế trang sức là phải kiên trì

Khoá học thiết Kế Trang Sức 2D offline tại lớp ở Hồ Chí Minh

Khoá học này dành cho ai?

Ở thời đại này rồi người ta dùng Ipad để vẽ 2D hoặc vẽ luôn 3D cho khoẻ chứ học chi 2D vậy nè. Chính xác là bộ môn vẽ 2D đã không còn vị thế như trước vì ngành kim hoàn đã từ đúc và mài dũa thủ công thông qua bản vẽ chuyển qua công nghệ đúc trên sáp in 3D thế nên các môn học thiết kế 3D mới đang là ngành hot. Tuy nhiên chúng ta thường thấy các bạn thiết kế 3D hầu hết chỉ làm theo các mẫu có sẵn hoặc thêm bớt chút đỉnh để có một bản vẽ trước khi đi in. Ở các công ty lớn người ta vẫn luôn còn bộ phận 2D. Đây là bộ phận cốt lõi về sáng tạo, nơi cho ra ý tưởng về các bộ sưu tập.

Chính vì thế khoá học thiết kế trang sức 2D sẽ phù hợp với các anh chị, các bạn trẻ có định hướng như sau:

  • Chinh phục ngành thiết kế trang sức bằng sự sáng tạo với những ý tưởng độc đáo.
  • Muốn nhanh chóng nắm bắt và thể hiện ý tưởng nhanh nhất cho khách hàng bằng bút chì.
  • Muốn chứng minh cho khách hàng biết những mẫu thiết kế của mình là kết quả của sự sáng tạo.
  • Muốn nắm bắt thêm nhiều kiến thức ngành trang sức mà khoá học 3D không có ví dụ như màu sắc phong thuỷ, tìm hiểu thực tế về các loại đá, ngọc trai.
  • Muốn xây dựng cho mình một thương hiệu trang sức có cánh tính riêng.
  • Người đang muốn có hệ thống kiến thức để dần dần chinh phục ngành trang sức và kinh doanh trang sức.

Sau khi hoàn thành khoá học. Các bạn sẽ được:

 

  • Cách tư duy để triển khai 1 bộ sưu tập độc đáo từ phác thảo tới vẽ hoàn thiện.
  • Kỹ năng mỹ thuật ứng dụng trong thiết kế trang sức tốt.
  • Kiến thức về kết cấu kỹ thuật kim hoàn để sản phẩm thiết kế có tính khả dụng thực tế.
  • Kiến thức về màu sắc, phong thuỷ màu sắc để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhiều nhu cầu khách hàng.
  • Cách để làm việc chuyên nghiệp với khách hàng hoặc bộ phận liên quan.
  • Mở ra 1 triển vọng trong kinh doanh trang sức.

Nói về chuyên ngành thiết kế trang sức 2D

Đây là bộ môn mỹ thuật sáng tạo dựa trên nền tảng kỹ thuật chế tác của ngành kim hoàn kết hợp với nhiều bộ môn kiến thức bổ trợ khác. Thiết kế trang sức 2D thực sự là 1 khâu quan trọng trong các công ty kim hoàn lớn. Mở đầu cho các bộ sưu tập đắt giá với dấu ấn thương hiệu riêng. 

Khoá học Thiết kế trang sức 2D mang lại cho các bạn 1 tư duy sáng tạo để từng bước từng bước giúp bạn khẳng định bản thân với những thiết kế đẹp, độc đáo. Đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng khó. Họ mong muốn sở hữu những bộ sưu tập của riêng mình, không đụng hàng, bởi vì chính họ cũng muốn khẳng định bản thân.

Khoá học này chúng tôi đã dày công xây dựng để làm sao mang lại cho các bạn những kiến thức tốt nhất, nhằm giúp cho các bạn vững tin trong định hướng nghề nghiệp của mình.

Những sai lầm khi các bạn nghĩ về ngành thiết kế trang sức 2D đó là: Phải cần có năng khiếu mỹ thuật, hoặc biết mỹ thuật là sẽ vẽ được trang sức. Thứ nhất, thực tế là, bạn không cần phải có năng khiếu. Bạn chỉ cần có 1 định hướng rõ ràng và sự kiên trì đủ lớn. Vẽ là kỹ năng hoàn toàn có thể học được và tiến bộ nhanh nếu chịu khó thực hành. Thứ 2 đó là nếu bạn đã biết vẽ thì không đồng nghĩa bạn sẽ vẽ được trang sức. Để vẽ được trang sức mà khách hàng sử dụng, bạn cần nắm rõ kết cấu kỹ thuật và nhiều yếu tố liên quan khác mới có thể bắt đầu thiết kế.

Và thật sự khoá học có đủ các yếu tố nền tảng để giúp bạn hoàn toàn trở thành nhà thiết kế trang sức thành công trong tương lai.

CẤU TRÚC KHOÁ HỌC THIẾT KẾ TRANG SỨC 2D

PHẦN 1: CƠ BẢN

Bài 1: Vẽ các trục và bố cục mặt phẳng để bắt đầu phác thảo trang sức

Chúng ta bắt đầu đi vào nội dung chính của khoá học. Ở chương này các bạn sẽ nắm được kỹ thuật vẽ căn bản. Đủ để các bạn hoàn thành tốt các bộ sưu tập.

Và chúng ta bắt đầu với bài đầu tiên đó là Vẽ các trục và bố cục mặt phẳng để bắt đầu phác thảo trang sức.

Bài 2: Vẽ các hình tròn, oval, hình cạnh và thực hành phác thảo nhẫn tròn cơ bản

Nội dung trong bài này là chúng ta sẽ học cách vẽ các hình tròn, oval, hình cạnh vuông, chữ nhật, cushion…

Sau khi vẽ được các hình trên chúng ta sẽ đi vào thực hành vẽ phác thảo một chiếc nhẫn tròn cơ bản.

Bài 3: Vẽ các hình lập phương và thực hành phác thảo nhẫn có đính hột

Ở bài 3 này chúng ta sẽ làm quen với một loại hình phức tạp hơn 1 chút xíu. Đó là vẽ các hình lập phương. Mục đích khi vẽ các hình khối này chính là để đảm tính chính xác trong thiết kế và khi nhìn vào sản phẩm thì nhìn nó sẽ 3D hơn.

Bài 4: Quy luật xa gần và thực hành vẽ khối theo nhiều góc nhìn

Một trong các quy luật quan trọng trong hội hoạ đó chính là quay luật xa gần. Khi nhìn vào một sản phẩm thiết kế có tính xa gần thì sẽ giúp cho người gia công hoặc vẽ 3D có thể ghi nhận chính xác các thông số còn về khách hàng sẽ cảm nhận nó thật hơn.

Bài 5: Quy luật sáng tối và thực hành tô bóng cho sản phẩm

Quy luật sáng tối chính là đặt cho sản phẩm một nguồn sáng và dựa vào nguồn sáng đó để chúng ta phân chia sáng tối cho chủ thể. Quy luật sáng tối sẽ giúp cho bức hình nhìn thật hơn. 

Bài 6: Vẽ các hoa văn phổ biến để trang trí cho sản phẩm

Các bạn để ý rất nhiều thiết kế sử dụng bông hoa, sóng biển, loài thú… để cho sản phẩm đẹp hơn, phù hợp với chủ đề hơn. Trong bài này chúng ta sẽ cùng sau vẽ các hoa văn phổ biến. Sau đó các bạn phát triển thêm các loại hình khác để gia tăng tính độc đáo cho bản thiết kế của mình.

Bài 7: Căn bố cục hoa văn theo quy luật xa gần và thực hành

Sau khi vẽ hoa văn ở dạng phẳng thì trong bài này chúng ta bắt đầu đặt chúng lên bản thiết kế để cho bản vẽ có tính chân thực hơn. Bài tương đối khó các bạn chú ý theo dõi và thực hành thật nhiều để tăng kỹ năng mỹ thuật và bố cục nhé. Chúng ta bắt đầu.

Bài 8: Lời khuyên để phát triển tư duy mỹ thuật

  • Tham khảo các mẫu mã của các thương hiệu nổi tiếng

Trong bài này chúng ta sẽ học các phát triển tư duy mỹ thuật trong thiết kế trang sức 2D. 

Thực sự mà nói, ngành trang sức đã có từ rất lâu đời và thị trường đã có hàng tỷ bản thiết kế. Nhưng thật may là chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế 1 bộ sưu tập hoàn toàn mới mà không sợ trùng lặp. Vì nói đến thiết kế là nói đến sáng tạo. Mà trí sáng tạo của con người là vô tận. Tuy nhiên sáng tạo nhưng phải có tính ứng dụng và thực tế. Có thế thì sản phẩm sau cùng mới có thể bán được cho khách hàng. Và một cách hay để có ý tưởng thiết kế đó chính là đi tham khảo ý tưởng của các thương hiệu nổi tiếng thế giới cũng như ở Việt Nam theo phong cách cận với định hướng của mình nhất. Các bạn có thể tham khảo các thương hiệu trang sức nổi tiếng thế giới như Dior, Pandora, Bvlgari, Cartier, Swarovski, Socolov, Tiffany & co. Trong nước có PNJ, Cao, Doji, ngọc trai có Ngọc Hiền, Long Beach, Hoàng Gia…

Các bạn có thể chép mẫu để cho tay vẽ điêu luyện. Rồi sau đó tự vẽ cho mình một bộ sưu tập riêng từ một ý tưởng của khách hàng hay của chính mình.

  • Xem thêm các concept trên Behance, Pinterest

Ngoài các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng thì các bộ sưu tập, sketch của các nhà thiết kế khác cũng là nguồn tham khảo hữu ích. Họ thường xuất hiện trên Behance, Pintrest hoặc Intagram…

  • Cập nhật trend về thiết kế và màu sắc của năm

Mỗi thời kỳ, mỗi năm, mỗi mùa, hoặc sự kiện nào đó các nhà thiết kế cá nhân, các công ty đều cho ra bộ sưu tập theo trend. Các bạn có thể truy cập các website về thời trang nổi tiếng như Vouge, Elle, Look … để theo dõi. Hoặc màu sắc của năm thì các bạn tham khảo công ty Pantone.

  • Tính phù hợp

Khi triển khai một bản thiết kế theo sự sáng tạo tự do hay theo ý tưởng và mong muốn của khách hàng thì chúng ta không thể bỏ qua tính phù hợp. Phù hợp ở đây chính là các yếu tố liên quan. Nó có thể là phong thuỷ màu sắc nếu khách hàng là người có niềm tin ở phong thuỷ. Nó cũng có thể là một thiết kế để tone sur tone với màu sắc theo quần áo phụ kiện của khách hàng cho một sự kiện nào đó. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên loại bỏ yếu tố màu sắc theo da và dáng người của khách hàng. Ví dụ: Một khách hàng da nâu đen thì khó mà có thể đeo các vòng dây màu đen lên cơ thể. Hay một bị khách gầy mảnh lại đeo một chiếc nhẫn có thiết kế vừa ni nhưng to đùng, nó rất là mất cân đối.

Tư duy mỹ thuật nó chỉ phát triển khi chúng ta có nền tảng cơ bản vững chắc và không ngừng học hỏi. Qua quá trình rèn luyện thì dần dần tư duy sẽ hình thành trong đầu chúng ta từ lúc nào không hay. Bạn cũng hoàn toàn có thể tự tạo ra trend, tạo ra một BST kỳ quái nhưng được nhiều người công nhận. Bạn chỉ làm được như thế khi bạn được công nhận là một nhà thiết kế bình thường trước đã. Chúc mừng các bạn đã hoàn thành chương 2. Ở chương 3 chúng ta sẽ đến với màu sắc. Một yếu tố cực kỳ quan trong trong thiết kế và nghệ thuật mê hoặc khách hàng. Hẹn gặp lại các bạn.

Chương 3: MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ

Bài 1: Màu sắc của các loại đá quý và bán quý tự nhiên

Chào mừng các bạn đến với chương 3 đầy màu sắc. Ngoài kỹ năng vẽ hình khối, chia bố cục, vẽ hoa văn thì việc tô màu cho sản phẩm hay chính xác là lựa chọn chất liệu cho sản phẩm đúng với tone màu thực tế. Đương nhiên chúng ta chỉ tô ở dạng tương đối và có vài tone màu giả lập được quy ước.

Ở bài 1 này chúng ta sẽ đi tìm hiểu màu sắc của các loại đá quý và bán quý. Để khi triển khai ý tưởng chúng ta sẽ cái nhìn tổng thể chính xác hơn, bản thiết kế vì thế mà có tính khả dụng hơn.

Đá quý trên thế giới được chia cho 4 loại. Kim cương, ruby, sapphire, emerald.

Đá bán quý trên thế giới được chia cho rất nhiều loại còn lại. Tuy nhiên chúng ta chỉ đi một số loại đá thông dụng thường xuất hiện trên các bản thiết kế trang sức. Đó là: Garnet, Spinel, Spessartite (garnet cam), Morganite, Topaz, Tourmaline, Aquamarin, Peridot, Heliodor, Amethyst, Citrine, Phỉ Thuý.

Và sau đây là màu sắc của các loại đá trên. Chúng ta sẽ chỉ đi tới những màu đặc trưng của các loại đá trên. Vì thực tế đá quý 1 tên nhưng dải màu rất rộng chúng ta không cần phải nhớ hết. Chỉ cần nắm đặc trưng là đủ.

Bài 2: Màu sắc của các loại đá quý nhân tạo và đá tổng hợp

Đá tổng hợp hay còn gọi là đá nhân tạo. Đá nhân tạo có đặc tính tương đối giống với đá thật dù giá trị thua xa. Tuy nhiên nó lại có sự ổn định và sự đồng nhất về kích thước, màu sắc, giác cạnh. Nên với các đối với thiết kế đòi hỏi có đá đúng kích thước theo yêu cầu của khách, thiết kế fashion hoặc bình dân các nhà thiết kế sẽ đưa đá nhân tạo vào bộ sưu tập của mình để triển khai ý tưởng thuận lợi hơn, đa dạng hơn.

Đá tổng chúng ta sẽ quan tâm tới 4 loại đó là Kim cương nhân tạo,  Moissanite, CZ (Cubic Zirconia) và eCZ.

Kim cương nhân tạo là đá quý được tạo ra bởi con người. Cùng công thức hoá học và dưới áp suất, nhiệt độ tương tự như viên kim cương thiên nhiên. Kim Cương nhân tạo ra đời cho ra độ cứng, trọng lượng tương tự nhưng sẽ ít bệnh hơn và lựa chọn kích thước dễ hơn.

Moissanite không phải là kim cương nhưng cũng là một loại đá tự nhiên quý hiếm không bán trên thị trường. Tuy nhiên cũng giống như kim cương, thì moissanite cũng có nhân tạo. Mois nhân tạo được tạo từ phòng thí nghiệm cho ra màu sắc và độ tinh khiết không thua gì kim cương mà giá thành lại rẻ hơn 10-15 lần.

CZ và eCZ thực ra là cùng 1 loại nhưng kỹ thuật sản xuất sẽ khác nhau và cho ra thành phẩm có sự chênh nhau về chất lượng và giá thành.

Sở dĩ tôi đưa các loại đá này vào là để cho các bạn phân loại được độ đắt tiền, sang chảnh cho bản thiết kế:

  • Sang chảnh đẳng cấp thì lựa chọn hàng đầu là kim cương nhân tạo.
  • Sang chảnh nhưng giá phải chăng thì moissanite là lựa chọn tối ưu.
  • Sang, lấp lánh nhưng giá bình dân thì lựa chọn eCZ là hợp lý.
  • Đẹp, rẻ dùng cho các thiết kế fashion, trẻ trung mà giá hạt giẻ thì CZ là loại đá nhân tạo đứng đầu trong danh sách lựa chọn.

Bài 3: Màu sắc của các loại ngọc trai

Khi nhắc đến trang sức thì ngọc trai là một cái gì đó khác biệt với thế giới còn lại. Không phải nó đắt tiền nhất nhưng nó là một trường phái riêng biêt, không lấp lánh xa hoa, không màu sắc rực rỡ nhưng nó lại tôn lên vẻ đẹp quý phái, tinh tế, nền nã cho người sử dụng.

Ngày nay ngọc trai được mix nhiều hơn với đá quý, bán quý, đá nhân tạo để tạo bên những bộ sưu tập đẹp mắt, sinh động.

Và để có ý tưởng cho bộ sưu tập mà có thể các bạn sẽ thiết kế trong khoá học này. Tôi sẽ cho bạn thông tin các loài ngọc trai, hình dáng và màu sắc đặc trưng. Với kiến thức này các bạn sẽ tha hồ sáng tạo cho mình những bộ sưu tập độc đáo, đẹp mắt.

Ngọc trai được chia ra làm 6 loại:

  • Tahiti: đặc trưng với dài màu xanh lam đậm tới nhạt. Đây là ngọc trai nước mặn cao cấp nhất.
  • South sea (maxima): Đặc trưng với màu vàng ánh kim.
  • Akoya: đặc trưng với hồng phấn.
  • Mabe: là ngọc trai có hình dáng như hạt ca phê đa dạng màu sắc.
  • Keshi: cũng giống như mabe thì keshi không có màu sắc đặc trưng nhưng lại có hình thù khác đặc trưng là hình que và còn lại là dị dạng.
  • Freshwater: Đây là ngọc trai nước ngọt có màu sắc không đẹp nên thường được đưa đi xử lý sau khi khai thác. Nên hầu hết các bản thiết kế ngọc trai bình dân đều lấy nguyên liệu là ngọc trai freshwater vì chúng rẻ, nhiều màu sắc.

Như vậy với các thiết kế cho các BST cao cấp thì ngọc trai biển với hình tròn hoàn hảo là lựa chọn phù hợp.

Thiết kế bình dân, đại chúng thì sử dụng trai nước ngọt là lựa chọn tối ưu, hợp lý nhất.

Ngoài ra hình dáng cũng khá là quan trọng và chúng ta sẽ được học ở bài 3 chương 4.

Bài 4: Màu sắc các loại đá phong thuỷ

Đá phong thuỷ thường ít xuất hiện trong các bộ trang sức đắt tiền. Đá phong thuỷ có màu sắc rất nhiều từ vô sắc cho tới đa sắc.

Tuy nhiên khi đưa ra làm vật phẩm trang sức thì Thạch Anh tím, thạch anh tóc là 2 loại đá phong thuỷ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. 

Cùng họ với thạch anh chúng ta có Mã Não, Opal cũng được thiết kế làm trang sức.

Ngoài ra cẩm thạch cũng là một loại đá phong thuỷ được thiết kế làm trang sức mà có phẩm chất cao nhất chính là Phỉ Thuý.

Bài 5: Màu sắc theo kim loại chế tác, xi mạ

Trong thiết kế trang sức 2D chúng ta cũng sẽ phải lưu ý tới lựa chọn chất liệu kim loại dùng làm trang sức. Chúng ta sẽ biết tới những cái tên là: Platin (bạch kim), vàng, bạc, titan, inox. Tuy nhiên để mà học thì chúng ta chỉ cần nắm 2 loại là đủ đó là vàng và bạc.

Vàng có vàng ta, vàng tây, vàng Ý với tuổi vàng, cấp độ màu sắc và độ bóng xi mạ khác nhau.

Các bạn có thể tham khảo màu sắc và đặc trưng các kim loại quý sau đây:

Nội dung thầy biên soạn

Bài 6: Màu sắc theo phong thuỷ phương Đông

Phong thuỷ Phương Đông thường lấy mệnh (Kim, thuỷ, mộc, hoả, thổ) để lựa chọn màu sắc tương ứng phù hợp.

Phong thuỷ Phương Tây thường lấy Cung (12 chòm sao đại diện cho 12 cung hoàng đạo) để lựa chọn màu sắc tương ứng phù hợp.

Bài 7: Màu sắc theo phong thuỷ phương Tây

Bài 8: Quy luật phối màu trong thiết kế trang sức

Chương 4: KẾT CẤU KỸ THUẬT TRANG SỨC

Bài 1: Các loại ổ chấu và ứng dụng trong thiết kế trang sức

Bài 2: Các loại khoá và ứng dụng trong thiết kế trang sức

Bài 3: Hình dạng các loại đá, ngọc trai và ứng dụng trong thiết kế

Bài 4: Thực hành vẽ 1 bộ trang sức đơn giản hoàn thiện: Sketch và tỷ lệ 1:1

PHẦN 2: NÂNG CAO

Chương 5: VẼ BỘ SƯU TẬP TRANG SỨC NÂNG CAO

Bài 1: Đi tìm ý tưởng và tư duy cho bộ thiết kế

Bài 2: Thực hành vẽ nhẫn nam

Bài 3: Thực hành vẽ nhẫn nữ

Bài 4: Thực hành vẽ Lắc tay nam

Bài 5: Thực hành vẽ nhẫn nữ

Bài 6: Thực hành vẽ dây chuyền nam

Bài 7: Thực hành vẽ dây chuyền nữ

Bài 8: Thực hành vẽ bông tai nữ

Bài 9: Thực hành vẽ khuyên tai nam

Bài 10: review bộ sưu tập

Chương 6: QUY TRÌNH LÀM VIỆC VỚI KHÁCH HÀNG

Bài 1: Lấy yêu cầu nhanh của khách hàng, đối tác, bộ phận liên quan

Bài 2: Đánh dấu kỹ thuật cho bộ phận thiết kế 3D

Chương 7: QUY TRÌNH SẢN XUẤT KIM HOÀN

Bài 1: Quy trình

Bài 2: Vai trò của người thiết kế và lời khuyên

Chương 8: LỜI KHUYÊN KHI KINH DOANH TRANG SỨC

Bài 1: Kinh doanh bắt đầu từ đâu và các kiến thức cần có

Bài 2: Các lời khuyên hữu ích khi bắt đầu sự nghiệp làm giàu từ trang sức

Chương 9: RELAX VÀ TẠO BỘ SƯU TẬP CHO RIÊNG MÌNH

Bài 1: Relax và đi tìm ý tưởng

Bài 2: Triển khai ý tưởng như thế nào

Bài 3: Review kết quả

Bài 4: Tổng kết

Tham khảo thêm